Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

cha mẹ ĐỪNG BAO GIỜ nói "có gì đâu mà sợ/buồn/giận"

Khi đứa trẻ sợ thì người lớn, cha mẹ nói "có gì đâu mà sợ" (vô tình hàm ý là ngu nên mới sợ, nhát nên mới sợ. Ý chê bai)

Khi đứa trẻ buồn thì người lớn/cha mẹ nói "có gì đâu mà buồn" (vô tình hàm ý là ngu nên mới buồn, yếu ớt nên mới buôn. Ý chê bai)
Khi đứa trẻ buồn, giận, sợ . .. thì nhiều người lớn/cha mẹ đánh trống lãng, chọc cười để đứa nhỏ quên đi


Lâu ngày có thể đứa nhỏ quen với việc không dám công nhận tình cảm của mình, thậm chí không biết tình cảm của mình là gì nữa.

Người bình thường thì có vui, buồn, giận, sợ, tự hào, . . . nhiều cung bậc tình cảm, còn đứa trẻ lớn tuổi này chỉ có 2 loại tình cảm, chịu được và không chịu nổi. Khi chịu được thì ráng chịu, khi không chịu nổi thì la hét, đánh đập, hoặc uống rượu, ăn nhiều, ngủ nhiều, bài bạc, làm việc quá sức . . . để che khuất cảm giác chịu không nổi trong lòng. . . . làm ra bao nhiêu tiền cũng không hài lòng, sửa sắc đẹp hoài vẫn cứ thấy xấu, có bao nhiêu bằng cấp/phần thưởng vẫn không thỏa mãn, vẫn thấy cuộc đời thiếu thốn và tẻ nhạt.

Để tránh trường hợp này, cha mẹ ĐỪNG BAO GIỜ nói "có gì đâu mà sợ/buồn/giận" khi bé sợ/buồn/giận mà hãy CÔNG NHẬN "à con buồn/sợ/giận, có ba mẹ đây, con yên tâm". ĐỪNG BAO GIỜ đánh trống lãng, chọc cười để đứa nhỏ quên đi cơn buồn/giận/sợ mà hãy cho bé nói ra tâm tư tình cảm của mình. Hãy dạy bé biểu hiện tình cảm bằng lời vì nếu không tình cảm sẽ được biểu hiện bằng hành động tiêu cực

LUÔN LUÔN GIẢI THÍCH VÀ CHO BÉ CẢM NHẬN TÌNH CẢM CỦA BÉ. TÌNH CẢM ĐẾN RỒI SẼ ĐI NHƯ MƯA NẮNG THÔI. KHÔNG CẦN ĐÁNH/CHỬI AI ĐỂ HẢ GIẬN VÌ KHÔNG LÀM GÌ THÌ CŨNG SẼ TỰ NHIÊN HẾT GIẬN. 

DON'T SUPPRESS EMOTION, FEEL IT BUT DON'T ACT ON IT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

LIKE ME